8 bước triển khai và mẫu kế hoạch ra mắt sản phẩm mới chi tiết

Việc ra mắt một sản phẩm mới luôn là một nhiệm vụ đầy thách thức đối với các doanh nghiệp. Họ phải cẩn trọng lên kế hoạch chi tiết, từ việc nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm, đến chuẩn bị chiến dịch marketing và triển khai bán hàng.

Trong bài viết này, Brandboost sẽ chia sẻ cho bạn cách để triển khai một bản kế hoạch ra mắt sản phẩm mới thành công, bao gồm các bước cần thiết và các yếu tố then chốt để đảm bảo việc ra mắt diễn ra suôn sẻ. Bắt đầu thôi!

Kế hoạch ra mắt sản phẩm là gì?

Kế hoạch ra mắt sản phẩm (hay còn gọi là kế hoạch launching sản phẩm) là một tài liệu chi tiết mô tả các bước hoạt động cần thiết để đưa sản phẩm mới ra thị trường.

Kế hoạch này đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo ra mắt sản phẩm thành công, từ mọi người trong công ty, đối tác và khách hàng đều biết đến sản phẩm của doanh nghiệp, để từ đó giúp doanh nghiệp có thể đạt được các mục tiêu kinh doanh.

new product launch plan
Xây dựng kế hoạch ra mắt sản phẩm

Tại sao bạn cần một kế hoạch ra mắt sản phẩm?

Trong thị trường cạnh tranh ngày nay, việc launching sản phẩm mới mà không có chiến lược phù hợp có thể đồng nghĩa với việc bạn đang tự chuốc lấy thảm họa. Rất nhiều trường hợp có thể xảy ra như không có định hướng, chi phí launch lớn, tệ hơn có thể dẫn đến khủng hoảng truyền thông nếu không có kịch bản cụ thể.

Việc ra mắt sản phẩm mới là một quá trình phức tạp và đầy thử thách, đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ việc xây dựng kịch bản ra mắt sản phẩm mới đến các quá trình triển khai tổ chức thực hiện bài bản. Kế hoạch ra mắt sản phẩm đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo sự thành công của quá trình này, mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như sau:

  • Xác định rõ ràng mục tiêu cụ thể: như tăng doanh số bán hàng, nâng cao nhận thức thương hiệu hoặc thâm nhập thị trường mới.
  • Tăng hiệu quả sự phối hợp: Việc lập kế hoạch ra mắt sản phẩm mới giúp các bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp phối hợp hiệu quả, có trách nhiệm hơn và thực hiện các nhiệm vụ cụ thể ghi rõ trong kế hoạch, giúp tránh tình trạng chồng chéo công việc và lãng phí nguồn lực.
  • Tiết kiệm được chi phí nguồn lực: Kế hoạch giúp doanh nghiệp sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả hơn, tránh lãng phí những chi phí cho các hoạt động không cần thiết. Doanh nghiệp có thể dự trù ngân sách cho từng hoạt động và theo dõi chặt chẽ việc chi tiêu.
  •  Giảm thiểu rủi ro tiềm ẩn: xây dựng kế hoạch ra mắt sản phẩm giúp doanh nghiệp xác định và đánh giá các rủi ro trong quá trình ra mắt sản phẩm. Từ đó, doanh nghiệp có thể đưa ra các biện pháp phòng ngừa để giảm thiểu rủi ro và đảm bảo sự thành công của việc ra mắt sản phẩm.

Các giai đoạn ra mắt sản phẩm mới

Hiện nay, có 3 giai đoạn trong launching sản phẩm bao gồm: Trước – trong và sau khi ra mắt sản phẩm.

Giai đoạn 1: Trước khi ra mắt sản phẩm

Là giai đoạn quan trọng, mà doanh nghiệp cần thực hiện chủ yếu qua các bước lập kế hoạch, cụ thể những hoạt động sau:

  • Thiết lập mục tiêu cụ thể
  • Thực hiện các cuộc khảo sát, nghiên cứu
  • Tạo kế hoạch truyền thông, tiếp thị
  • Dự trù ngân sách để triển khai kế hoạch
  • Chuẩn bị tài liệu ra mắt quảng cáo
  • Kiểm tra & hoàn tất mọi việc trước khi ra mắt

Doanh nghiệp cần phải lên kế hoạch cụ thể, chuẩn bị trước khi tổ chức buổi ra mắt. Thời gian thường kéo dài từ vài tuần đến vài tháng, vì thế doanh nghiệp cần cẩn thận để đảm bảo được thời gian ra mắt thành công.

Giai đoạn 2: Khởi động ra mắt sản phẩm

Giai đoạn này bao gồm việc thực hiện tất cả kế hoạch đã được thực hiện trong giai đoạn trước khi ra mắt sản phẩm. Ở giai đoạn này sẽ ngắn hơn so với trước khi ra mắt, đây cũng là lúc sản phẩm của doanh nghiệp cuối cùng sẽ có mặt trên thị trường.

Giai đoạn 3: Sau khi ra mắt sản phẩm

Khi sự kiện ra mắt của doanh nghiệp đã được ra mắt, doanh nghiệp cần đánh giá và tổng hợp phản hồi cũng như dữ liệu để xác định được những điều được diễn ra tốt đẹp và điều gì còn thắc mắc chưa được giải quyết.

Qua đó sẽ giúp doanh nghiệp cải thiện sản phẩm của mình để sản phẩm đó vẫn phù hợp với thị trường của bạn và duy trì khả năng giữ chân khách hàng.

Necessary stage of product launch
Giai đoạn ra mắt sản phẩm

Cách lập kế hoạch ra mắt sản phẩm mới trong 8 bước

Việc ra mắt thành công một sản phẩm mới là một trong những thử thách lớn nhất mà các doanh nghiệp phải đối mặt. Không chỉ cần có một sản phẩm chất lượng, mà các bước thực hiện cũng cần cực kỳ tỉ mỉ. Dưới đây là 8 bước quan trọng trong quy trình lập kế hoạch ra mắt sản phẩm.

Bước 1: Thiết lập mục tiêu cụ thể

Điều đầu tiên, doanh nghiệp cần phải đặt các mục tiêu cho chiến dịch lần này. Hãy xác định rõ những kết quả mà doanh nghiệp mong muốn là gì, mỗi doanh nghiệp sẽ có những mục tiêu đạt được khác nhau, bao gồm: 

  • Thu hút và tạo được sự quan tâm với khách hàng tiềm năng
  • Khẳng định được vị thế và ghi nhớ thương hiệu trong tâm trí khách hàng
  • Tăng doanh số và lợi nhuận cho doanh nghiệp…

Dù mục tiêu của doanh nghiệp là gì, hãy đảm bảo chúng cụ thể, có thể đo lường được, có thể đạt được, phù hợp và dựa trên thời gian. Hãy cụ thể hóa các chỉ số thông qua mô hình SMART. Thiết lập các KPI và số liệu mà bạn sẽ đo lường để xác định xem lần ra mắt của bạn có thành công hay không, chẳng hạn như “tỷ lệ chuyển đổi” hoặc “giá trị vòng đời của khách hàng”.

Bước 2: Thực hiện các cuộc khảo sát, nghiên cứu

Khi doanh nghiệp đã xác định được mục tiêu rõ ràng cho chiến lược ra mắt sản phẩm của mình, bước tiếp theo là tìm hiểu càng nhiều càng tốt về đối tượng mục tiêu của sản phẩm là ai? Những gì họ mong muốn khi lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp?

Cách dễ nhất để làm điều này là xây dựng kế hoạch marketing ra mắt sản phẩm mới và đi sâu vào nghiên cứu insight khách hàng. Để từ đó, có một cái nhìn tổng thể về thị trường mục tiêu, để từ đó có thể xây dựng được những chiến lược hiệu quả để thu hút được khách hàng.

Bước 3: Xác định thuông điệp

Đây là bước lên kế hoạch nhằm xác định được thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải trong việc ra mắt sản phẩm, cụ thể như:

  • Xác định được thông điệp truyền tải phù hợp với những giá trị của sản phẩm mang lại cho khách hàng.
  • Doanh nghiệp phải trình bày được sự khác biệt của sản phẩm và nó mang lại lợi ích gì mà các đối thủ cạnh tranh khác không có.

Bước 4: Dự tính ngân sách triển khai kế hoạch

Việc ra mắt sản phẩm tùy thuộc vào sản phẩm, đối tượng mục tiêu, điều kiện thị trường về những phạm vi và thời gian triển khai khác nhau, nên quy trình ngân sách sẽ khác nhau. Chính vì thế mỗi giai đoạn cần liệt kê kế hoạch đầy đủ để phân bổ ngân sách cho từng hoạt động, đảm bảo quản lý chi phí và phân bố nguồn lực được hợp lý.

Xem thêm: Bảng dự trù kinh phí tổ chức sự kiện chi tiết kèm file mẫu PDF

Bước 5: Chuẩn bị các nội dung để quảng cáo

Mọi chiến dịch đều không thể thiếu phần quan trọng nhất – advertising (quảng cáo). Hãy xây dựng một chiến lược quảng cáo bao gồm nhiều các phần khác nhau cho quá trình ra mắt sản phẩm cụ thể ở từng giai đoạn:

  • Giai đoạn đầu: Cần giới thiệu ngắn về sản phẩm nhằm tạo được sự mong đợi, thích thú cho sản phẩm của doanh nghiệp. Bên cạnh đó cần thiết kế bao bì sản phẩm thật ấn tượng và độc đáo để có thể thu hút được sự quan tâm của khách hàng mà không tiết lộ quá nhiều về bản thân sản phẩm
  • Giai đoạn thông báo: Lúc này doanh nghiệp sẽ thông báo cụ thể về tính năng, lợi ích và những gì sản phẩm có thể đáp ứng được nhu cầu người dùng.
  • Giai đoạn sau công bố: Các chiến lược quảng cáo như quà tặng hoặc giảm giá trong ngày phát hành, nhằm tạo sự thích thú, quan tâm, trải nghiệm và dùng thử sản phẩm. Qua đó có thể quảng bá rộng rãi sản phẩm đến được với nhiều khách hàng mục tiêu hơn.

Các kênh có thể sử dụng bao gồm:

  • Các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Tiktok, Instagram,…
  • Những bài viết blog chia sẻ về trải nghiệm sử dụng sản phẩm trên website, blog 2.0,…
  • Gửi thông cáo báo chí ra mắt sản phẩm mới cho các đơn vị truyền thông, báo trí.
  • Quảng cáo trên các kênh truyền hình, đài phát thanh,…

Bước 6: Tạo tiếng vang trước khi tổ chức buổi ra mắt

Bạn hãy tưởng tượng bước này như việc đang chuẩn bị sân khấu trước khi một sự kiện được diễn ra. Đây là giai đoạn rất quan trọng để doanh nghiệp có thể tạo ra được một câu chuyện của riêng mình, mà thông qua câu chuyện đó cũng khiến cho khán giả mục tiêu của mình cảm thấy háo hức muốn biết điều gì về sự kiện của doanh nghiệp sắp xảy ra.

Bước 7: Kiểm tra & hoàn tất mọi việc trước khi ra mắt

Đến giai đoạn này, doanh nghiệp hầu như đã gần hoàn thành xong những công việc, nhiệm vụ quan trọng cho sự kiện ra mắt, phải đảm bảo mọi hoạt động được diễn ra trơn tru trước khi khởi chạy:

  • Kiểm tra kỹ lại từng giai đoạn, đảm bảo không có chi tiết nào bị bỏ lỡ.
  • Check lại các bài quảng cáo và lên lịch bài đăng, tránh trường hợp trễ deadline, không đi đúng lịch trình đã vẽ ra từ trước.
  • Kiểm tra các vấn đề về kỹ thuật như website và cổng thanh toán,…
  • Thiết lập các công cụ giám sát để theo dõi hiệu suất và chuẩn bị hệ thống để kịp thời giải quyết những lỗi xảy ra trong ngày ra mắt.

Bước 8: Ra mắt sản phẩm

Ngày ra mắt là lúc mọi kế hoạch, sự chuẩn bị và sự chăm chỉ của bạn thành hiện thực. Doanh nghiệp có thể cho khách hàng xem bản demo trực tiếp hoặc mời những KOC, KOL dùng thử sản phẩm mới của bạn. Song song với đó, bạn cũng sẽ cần phối hợp với nhóm bán hàng của mình và lên kế hoạch cho buổi họp báo ra mắt sản phẩm tiếp theo.

Launch
Tiến trình ra mắt sản phẩm

Các lưu ý khi lên kế hoạch launching sản phầm

Việc ra mắt sản phẩm mới là một quá trình đầy thử thách và rủi ro. Cho nên trên thực tế, tỷ lệ thất bại trong việc ra mắt sản phẩm mới khá cao. Hãy cùng Brandboost khám phá xem những điều gì sẽ cản trở bạn phát triển lâu dài nhé.

Hạn chế kinh nghiệm nghiên cứu thị trường

Vì doanh nghiệp không dành đủ thời gian và nguồn lực để nghiên cứu thị trường và hiểu rõ nhu cầu của khách hàng, nên sản phẩm được tung ra thị trường có thể không đáp ứng được nhu cầu hoặc mong muốn của khách hàng. 

Chỉ truyền miệng thôi thì vẫn chưa đủ

Trọng tâm của hầu hết mọi chiến lược thành công đều là từ truyền miệng (Word of mouth marketing – WOM). Khi người dùng thử sản phẩm thông qua siêu thị, các chiến dịch sampling,.. nếu nó vượt qua sự mong đợi của họ so với các lựa chọn thay thế khác, họ sẽ giới thiệu sản phẩm của bạn đến rất nhiều người khác. Những người đó cũng quyết định dùng thử sản phẩm và tạo ra một vòng lặp.

Nhưng doanh nghiệp rất khó có thể kiểm soát được “sự mong đợi” của khách hàng. Vì thế doanh nghiệp cần đa dạng các chiến lược marketing, để sản phẩm có thể tiếp cận được rộng rãi với khách hàng và đảm bảo sự trải nghiệm tuyệt vời, uy tín thương hiệu cho người dùng.

Giao tiếp quá nhiều, thông điệp không rõ ràng

Người dùng chỉ thật sự quan tâm đến những gì mà sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho họ. Chính vì thế doanh nghiệp cần đảm bảo được sự trải nghiệm cho khách hàng, tránh truyền tải những thông điệp viễn vông, không liên quan để thử thách sự kiên nhẫn của họ.

Marketing plan for new product launch

Mẫu checklist kế hoạch ra mắt sản phẩm mới

Checklist là một khía cạnh thiết yếu của bất kỳ chiến dịch ra mắt sản phẩm nào. Nó cho phép các bên liên quan như đội ngũ R&D, Marketing team hay sale team cùng làm việc để hướng tới một mục tiêu chung. Hãy giữ một danh sách checklist và cập nhật liên tục tất cả các nhiệm vụ cần phải làm để đảm bảo rằng không có gì bị bỏ sót bất cứ vấn đề nào khi ngày ra mắt gần đến.

Các mục nên được đánh dấu (checkbox) khi chúng được hoàn thành. Nhiệm vụ cũng nên được phân nhóm theo loại hoặc theo nhóm chịu trách nhiệm để có thể dễ dàng thực hiện từng hạng mục.

DOWNLOAD NGAY MẪU CHECKLIST KẾ HOẠCH RA MẮT SẢN PHẨM MỚI CỦA  BRANDBOOST TẠI: PRODUCT LAUNCH CHECKLIST – BRANDBOOST (100% Tiếng Anh).

Kết luận

Trong bài viết này, BrandBoost đã đề cập đến các nguyên tắc cơ bản về việc lập kế hoạch cho buổi ra mắt của bạn, cùng với các ví dụ và lời khuyên để giúp bạn triển khai buổi ra mắt của mình một cách suôn sẻ. Hy vọng nó sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình ra mắt sản phẩm mới. Còn bây giờ thì xin chào và hẹn gặp lại.

Hiện nay, Brandboost đang triển khai dịch vụ tổ chức lễ ra mắt sản phẩm trọn gói, chuyên nghiệp cho các doanh nghiệp. Nếu bạn đang tìm kiếm các đơn vị đó, hãy click ngay vào https://brandboost.vn/to-chuc-le-ra-mat-san-pham/ để theo dõi chi tiết nhé. Còn bây giờ thì xin cào và hẹn gặp lại.