Activation là gì? Hướng dẫn cách chạy chương trình activation hiệu quả

Bạn đang tìm kiếm giải pháp marketing đột phá để thu hút khách hàng và thúc đẩy doanh số? Activation chính là chìa khóa bạn cần! Vậy activation trong marketing là gì? Bài viết này sẽ giúp bạn giải mã chi tiết về Activation, bao gồm định nghĩa, vai trò, lợi ích và các hình thức phổ biến, giúp bạn hiểu rõ và ứng dụng hiệu quả chiến lược này cho thương hiệu của mình.

Activation là gì?
Activation là gì?

Activation là gì?

Activation – (hay brand activation), là một chiến lược tiếp thị sử dụng các hoạt động và sự kiện trực tiếp hoặc trực tuyến để tạo ra sự tương tác và nhận thức về thương hiệu giữa khách hàng và thương hiệu cụ thể. Mục tiêu chính của brand activation là mang lại trải nghiệm độc đáo và thú vị để kích thích khách hàng tham gia, tạo dựng tình cảm và kết nối với thương hiệu.
Brand Activation là gì?
Brand Activation là gì?

Brand activation có thể được thực hiện thông qua nhiều hoạt động khác nhau, bao gồm:

  • Sự kiện trực tiếp: hội chợ, triển lãm, hội thảo, …
  • Hoạt động trực tuyến: trò chơi, cuộc thi, …
  • Quảng cáo: TV, radio, mạng xã hội, …
  • Tiếp thị nội dung: bài viết blog, video, …
  • Hợp tác với người ảnh hưởng: KOLs, …

Tầm quan trọng của activation trong chiến lược marketing

Activation là một phần quan trọng trong chiến lược marketing của nhiều doanh nghiệp, vì nó tạo ra những cơ hội độc đáo để tương tác trực tiếp với khách hàng. Dưới đây là một số lý do tại sao Event Activation có vai trò quan trọng trong chiến lược marketing:

Tầm quan trọng của Event Activation trong chiến lược marketing
Tầm quan trọng của Event Activation trong chiến lược marketing

Tăng cường nhận thức về thương hiệu

Activation giúp thương hiệu tiếp cận trực tiếp với khách hàng mục tiêu trong một môi trường kiểm soát. Thông qua các hoạt động tương tác và trải nghiệm thực tế, khách hàng có thể nhớ đến thương hiệu một cách sâu sắc và lâu dài hơn.

Tạo nên hiệu ứng truyền miệng

Những trải nghiệm độc đáo và thú vị tại các sự kiện thường được khách hàng chia sẻ trên mạng xã hội và với bạn bè, gia đình. Điều này giúp tạo ra hiệu ứng truyền miệng mạnh mẽ, mở rộng phạm vi tiếp cận của thương hiệu mà không tốn thêm chi phí quảng cáo.

Khuyến khích mua hàng

Thông qua các hoạt động activation như giảm giá đặc biệt, quà tặng hoặc mẫu thử có thể thúc đẩy khách hàng mua hàng ngay tại sự kiện. Điều này không chỉ tăng doanh số bán hàng mà còn tạo ra cơ hội để khách hàng trải nghiệm sản phẩm thực tế.

Tạo ra sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh

Một sự kiện được tổ chức tốt có thể làm nổi bật thương hiệu so với đối thủ cạnh tranh. Sự khác biệt này có thể đến từ sự sáng tạo trong cách tổ chức sự kiện, chất lượng trải nghiệm mà khách hàng nhận được, hay những yếu tố độc đáo chỉ có ở sự kiện của thương hiệu.

Những hình thức activation phổ biến hiện nay

Hiện nay, có rất nhiều hình thức activation khác nhau được các doanh nghiệp sử dụng để đạt được mục tiêu marketing. Dưới đây là 6 hình thức activation phổ biến nhất, bao gồm:

  • Experiential Marketing
  • Sampling Campaigns
  • In-store Brand Activation
  • Digital Marketing Campaigns
  • Promotional Marketing
  • Social Media Engagement

Bây giờ hãy cùng tìm hiểu chi tiết với hình thức activation đầu tiên nhé!

Experiential Marketing (Marketing trải nghiệm)

Experiential Marketing hay “Marketing trải nghiệm” là một chiến lược tiếp thị sáng tạo và hiệu quả, tập trung vào việc tạo ra những trải nghiệm độc đáo và thú vị cho khách hàng để thu hút sự chú ý, tăng cường nhận thức về thương hiệu và thúc đẩy hành vi mua hàng.

Khác với các hình thức tiếp thị truyền thống, Experiential Marketing cho phép khách hàng tương tác trực tiếp với thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ, tạo ra sự kết nối mạnh mẽ và ghi nhớ lâu dài. Các hoạt động Experiential Marketing thường mang tính tương tác cao, khuyến khích khách hàng tham gia và chia sẻ trải nghiệm của họ với người khác.

Chiến dịch Coca cola Chrismas truck mang coca miễn phí đến cho mọi người vào dịp giáng sinh - (Nguồn ảnh: Campaign)
Chiến dịch Coca cola Chrismas truck mang coca miễn phí đến cho mọi người vào dịp giáng sinh – (Nguồn ảnh: Campaign)

Ví dụ điển hình về Experiential Marketing là chiến dịch Coca‑Cola Christmas Truck Tour, đây là một chiến dịch thú vị của coca-cola vào dịp giáng sinh. Những chiếc xe tải đỏ rực đặc trưng của Coca-Cola, được trang trí ánh đèn lấp lánh và hình ảnh Giáng sinh, đi qua nhiều thành phố và phát những chai coca-cola miễn phí cho người dân, tạo ra sự hiện diện mạnh mẽ trong không gian công cộng. Chiến dịch mang lại trải nghiệm thương hiệu sống động thay vì chỉ truyền tải thông điệp quảng cáo truyền thống. Đồng thời, nhắm đến việc kích hoạt sự yêu thích và lòng trung thành của người tiêu dùng thông qua tương tác thực tế và cảm xúc.

Experiential Marketing được chia thành 4 loại:

  • Guerrial Marketing
  • Brand activation
  • Event Marketing
  • Retail installations

Dưới đây, BrandBoost sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về từng loại hình Experiential Marketng, cùng theo dõi nhé!

Guerrial Marketing

Guerrial Marketing (hay Marketing du kích), là chiến thuật truyền thông độc đáo, tập trung vào những yếu tố bất ngờ khiến khách hàng phải ngạc nhiên về thương hiệu. Đây có thể được xem là chiến lược quảng cáo có chủ đích, nhắm vào các nhóm khách hàng tiềm năng nhất định của doanh nghiệp nhằm tăng sự quan tâm của khách hàng đến thương hiệu và thúc đẩy doanh số.

Brand activation

Brand activation (hay kích hoạt thương hiệu) là những hoạt động Marketing nhằm nâng cao trải nhiệm của khách hàng, đồng thời củng cố lòng trung thành của khách hàng về thương hiệu. Các hoạt động Marketing cụ thể của Brand activation bao gồm: tổ chức sự kiện, sampling, tài trợ, POSM,

Event Marketing

Event Marketing (hay Marketing sự kiện), là hình thức Marketing thông qua việc tổ chức các sự kiện, hội nghị, triễn lãm,…nhằm tao ra sự tương tác giữa khách hàng và thương hiệu. Thông qua các sự kiện khách hàng sẽ được trải nghiệm trực tiếp các sản phẩm/dịch vụ của thương hiệu, điều này giúp nâng cao được sự kết nối giữa khách hàng và thương hiệu.

Xem ngay: Dịch vụ tổ chức sự kiện chuyên nghiệp tại BandBoost

Retail installations

Retail installations  là hình thức Markeing tại điểm bán gồm các hoạt động cụ thể như là việc trưng bày các sản phẩm trong cửa hàng, điểm bán lẻ, các quầy sử dụng sản phẩm mẫu,…

Sampling Campaigns (Chiến dịch dùng thử sản phẩm)

Chiến dịch dùng thử sản phẩm (Sampling Campaigns) là một chiến thuật marketing nhằm đưa sản phẩm trực tiếp đến tay khách hàng tiềm năng. Điều này cho phép họ tự mình trải nghiệm sản phẩm và hy vọng sẽ bị thu hút để mua nó sau này.

Chiến dịch sampling sản phẩm

Chương trình Ativation tại Vietbaby Fair Hà Nội của BZU BZU
Chương trình Ativation tại Vietbaby Fair Hà Nội của BZU BZU

Việc dùng thử sản phẩm cho phép khách hàng trải nghiệm trực tiếp lợi ích và tính năng của sản phẩm, điều này có thể thuyết phục hơn so với quảng cáo. Một số chiến dịch dùng thử sản phẩm có thể thu thập dữ liệu từ người tham gia, chẳng hạn như địa chỉ email hoặc ý kiến ​​của họ về sản phẩm.

Xem thêm: Sampling là gì? Các hình thức sampling phổ biến và cách triển khai chiến dịch

In-store Brand Activation (Activation tại cửa hàng)

Kích hoạt thương hiệu tại cửa hàng (In-store Brand Activation) là các chiến dịch tiếp thị hoặc sự kiện diễn ra trực tiếp trong cửa hàng bán lẻ. Các hoạt động kích hoạt này nhằm thúc đẩy hành động từ khách hàng đến thăm cửa hàng, với mục tiêu cuối cùng là tăng nhận thức thương hiệu, sự tham gia của khách hàng và cuối cùng là doanh số bán hàng.

In-store Brand Activation - (Nguồn ảnh: The Look Company)
In-store Brand Activation – (Nguồn ảnh: The Look Company)

Digital Marketing Campaigns (Chiến dịch marketing kỹ thuật số)

Chiến dịch tiếp thị Kỹ thuật số là những kế hoạch chiến lược nhằm quảng bá sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu thông qua các kênh trực tuyến. Chúng tận dụng sức mạnh của internet để tiếp cận đối tượng mục tiêu, tạo khách hàng tiềm năng và cuối cùng thúc đẩy doanh số bán hàng hoặc nhận thức thương hiệu.

Ví dụ: Coca-Cola đã thực hiện một chiến dịch activation nổi tiếng với tên gọi “Share a Coke” (Chia sẻ Coca). Họ thay đổi nhãn chai của mình, thay thế logo Coca-Cola bằng các tên phổ biến. Điều này khuyến khích mọi người tìm và mua những chai có tên của họ hoặc tên bạn bè, người thân, từ đó chia sẻ trên mạng xã hội. Chiến dịch này không chỉ tăng doanh số bán hàng mà còn tạo ra sự tương tác mạnh mẽ trên mạng xã hội.

Promotional Marketing (Marketing khuyến mãi)

Promotional Marketing, hay còn gọi là Marketing Khuyến mãi, là một chiến lược marketing tập trung vào việc sử dụng các chương trình và hoạt động khuyến mãi để thu hút sự chú ý của khách hàng, kích thích mua hàng và thúc đẩy doanh số bán hàng. Các hình thức phổ biến của Promotional Marketing bao gồm: quảng cáo, khuyến mãi, quà tặng, marketing trực tiếp,…

Ví dụ: Ngày Black Friday (hay thứ 6 ngày 13), các nhà bán lẻ cung cấp thường sẽ giảm giá lớn vào Black Friday để thúc đẩy doanh số bán hàng và thu hút khách hàng.

Promotional Marketing (Marketing khuyến mãi)
Promotional Marketing (Marketing khuyến mãi)

Social Media Engagement (Truyền thông mạng xã hội)

Tương tác trên mạng xã hội (Social Media Engagement) là sự tương tác diễn ra giữa một thương hiệu hoặc cá nhân với đối tượng mục tiêu của họ trên các nền tảng mạng xã hội. Hình thức activation này mang tính hiệu quả rất cao bởi vì mạng xã hội đang dần đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày.

Oreo đã thực hiện chiến dịch "Daily Twist" - (Nguồn ảnh: Brands Vietnam)
Oreo đã thực hiện chiến dịch “Daily Twist” – (Nguồn ảnh: Brands Vietnam)

Ví dụ:

Oreo đã thực hiện chiến dịch “Daily Twist” , mỗi ngày đăng một hình ảnh sáng tạo mới về bánh Oreo trên mạng xã hội để kỷ niệm 100 năm của thương hiệu. Chiến dịch này đã thu hút sự chú ý lớn và tạo ra sự tham gia mạnh mẽ từ người dùng. Đây là một ví dụ của Social Media Engagement, sử dụng nội dung sáng tạo và thường xuyên để duy trì sự quan tâm của khách hàng.

Cách chạy chương trình activation hiệu quả

Chạy chương trình activation hiệu quả đòi hỏi sự kết hợp giữa lập kế hoạch cẩn thận, thực thi sáng tạo và đo lường kết quả chính xác. Dưới đây, BrandBoost sẽ cung cấp cho bạn một số bí quyết giúp bạn chạy activation hiệu quả, hã cùng theo dõi nhé!

Bí quyết giúp bạn chạy chương trình activation hiệu quả
Bí quyết giúp bạn chạy chương trình activation hiệu quả

Xác định mục tiêu rõ ràng

Bạn cần biết rõ mục tiêu của chương trình activation là gì. Điều này có thể bao gồm việc tăng nhận thức về thương hiệu, tạo khách hàng tiềm năng, thúc đẩy doanh số bán hàng, hoặc xây dựng lòng trung thành với thương hiệu. Việc xác định mục tiêu sẽ giúp bạn định hướng và đo lường hiệu quả của chương trình.

Hiểu rõ đối tượng mục tiêu

Biết rõ ai là những người bạn muốn tiếp cận là điều quan trọng. Hiểu được sở thích, thói quen và nơi họ dành thời gian sẽ giúp bạn tạo ra những chiến lược tiếp cận hiệu quả hơn. Điều này bao gồm việc nghiên cứu kỹ lưỡng về khách hàng mục tiêu của bạn.

Lựa chọn hình thức activation phù hợp

Có nhiều hình thức activation khác nhau như sampling, sự kiện tại cửa hàng, chiến dịch kỹ thuật số, và tương tác trên mạng xã hội. Bạn cần lựa chọn hình thức phù hợp với mục tiêu, đối tượng mục tiêu và ngân sách của mình. Sự lựa chọn đúng đắn sẽ giúp bạn tối ưu hóa hiệu quả của chương trình.

Phát triển ý tưởng sáng tạo

Chương trình của bạn cần thu hút sự chú ý và làm cho mọi người muốn tham gia. Sáng tạo trong ý tưởng là yếu tố then chốt để làm nổi bật chương trình của bạn trong mắt khách hàng. Hãy nghĩ ra những ý tưởng độc đáo và thú vị để thu hút sự quan tâm của họ.

Tạo nội dung hấp dẫn

Nội dung cần có giá trị và phù hợp với đối tượng mục tiêu. Sử dụng hình ảnh, video và các nội dung sáng tạo khác để thu hút sự chú ý của khách hàng. Nội dung hấp dẫn sẽ giữ chân khách hàng và khuyến khích họ tham gia vào chương trình của bạn.

Khuyến khích sự tham gia

Đảm bảo rằng chương trình của bạn dễ dàng tham gia và mang lại niềm vui cho người tham gia. Cung cấp động lực như giải thưởng, quà tặng hoặc ưu đãi để khuyến khích họ tham gia. Sự tham gia tích cực sẽ tạo hiệu ứng lan tỏa cho chương trình của bạn.

Quảng bá chương trình activation

Sử dụng nhiều kênh khác nhau để quảng bá chương trình của bạn. Điều này có thể bao gồm mạng xã hội, email marketing, PR, và quảng cáo trả phí. Sự đa dạng trong kênh quảng bá sẽ giúp bạn tiếp cận được nhiều đối tượng hơn và tăng hiệu quả của chương trình.

Đo lường kết quả

Theo dõi và đo lường hiệu quả của chương trình để có thể thực hiện điều chỉnh khi cần thiết. Sử dụng các công cụ phân tích để theo dõi lưu lượng truy cập, mức độ tương tác và chuyển đổi. Đo lường kết quả sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hiệu quả của chương trình và những điểm cần cải thiện.

Học hỏi từ kinh nghiệm

Phân tích những gì hiệu quả và những gì không hiệu quả trong chương trình của bạn. Sử dụng những bài học kinh nghiệm này để cải thiện các chương trình trong tương lai. Học hỏi từ kinh nghiệm sẽ giúp bạn nâng cao chất lượng và hiệu quả của các chương trình activation tiếp theo.

Kiên nhẫn

Chạy chương trình activation hiệu quả đòi hỏi thời gian và nỗ lực. Đừng nản lòng nếu bạn không thấy kết quả ngay lập tức. Kiên nhẫn và tiếp tục cải thiện sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu cuối cùng.

Bằng cách làm theo những bí quyết này, bạn có thể tăng cơ hội thành công cho chương trình activation của mình và đạt được mục tiêu kinh doanh. Điều quan trọng nhất là tạo ra trải nghiệm tích cực cho khách hàng của bạn. Khi khách hàng có trải nghiệm tốt, họ sẽ có nhiều khả năng quay lại và giới thiệu doanh nghiệp của bạn cho người khác.

Một số chiến dịch activation thành công

Để giúp bạn thấy được những hiệu quả khi thực hiện activation, dưới đây BrandBoost sẽ mang đến cho bạn những những ví dụ về thành công của các thương hiệu lớn khi họ thực hiện activation, hãy cùng đến với ví dụ đầu tiên nhé!

Red Bull – Stratos

Red Bull đã tài trợ cho một sự kiện đặc biệt mà Felix Baumgartner nhảy từ rìa không gian xuống Trái Đất, lập kỷ lục thế giới về độ cao và tốc độ. Sự kiện này không chỉ thu hút hàng triệu người xem trực tiếp mà còn tạo ra tiếng vang lớn trên các phương tiện truyền thông toàn cầu, củng cố hình ảnh thương hiệu mạo hiểm và năng động của Red Bull.

Spotify – Year in Review

Spotify tạo ra chiến dịch “Year in Review”, cung cấp cho người dùng một bản tóm tắt cá nhân về các bài hát, nghệ sĩ và thể loại âm nhạc họ đã nghe trong năm qua. Chiến dịch này khuyến khích người dùng chia sẻ kết quả của họ trên mạng xã hội, tạo ra sự tương tác lớn và củng cố mối quan hệ giữa Spotify và người dùng.

Apple – “Today at Apple”

Apple tổ chức các buổi workshop miễn phí tại các cửa hàng của họ trên toàn cầu với tên gọi “Today at Apple”. Những buổi này bao gồm các lớp học về nhiếp ảnh, âm nhạc, lập trình và thiết kế, giúp khách hàng khám phá và tận dụng tối đa các sản phẩm của Apple. Đây là một ví dụ của In-Store Brand Activation, tạo ra trải nghiệm phong phú cho khách hàng ngay tại cửa hàng.

Giải đáp một số câu hỏi liên quan

Giải đáp một số câu hỏi liên quan
Giải đáp một số câu hỏi liên quan

PG activation là gì?

PG Activation (Promotion Girl/Guy Activation) là một chiến lược marketing trong đó các nhân viên quảng cáo, thường được gọi là Promotion Girl hoặc Promotion Guys (PGs), được sử dụng để thúc đẩy thương hiệu hoặc sản phẩm tại các sự kiện, cửa hàng, hoặc các địa điểm công cộng.

Mục tiêu chính của PG Activation là tạo ra sự tương tác trực tiếp với khách hàng, cung cấp thông tin sản phẩm, mẫu thử, hoặc các khuyến mãi đặc biệt nhằm tăng cường nhận thức về thương hiệu và thúc đẩy doanh số bán hàng.

Kết luận

Activation là một chiến lược marketing mạnh mẽ có thể giúp doanh nghiệp đạt được nhiều mục tiêu kinh doanh. Tuy nhiên, để thực hiện thành công Activation, doanh nghiệp cần có sự đầu tư về thời gian, nguồn lực và sự sáng tạo. Doanh nghiệp cũng cần theo dõi và đánh giá hiệu quả của chiến dịch để có thể điều chỉnh và tối ưu hóa khi cần thiết. Với sự sáng tạo và đầu tư đúng đắn, Activation có thể trở thành “chìa khóa vàng” giúp doanh nghiệp bứt phá trong thị trường cạnh tranh gay gắt hiện nay.