Bạn đang tò mò về thuật ngữ “Pb” thường xuyên xuất hiện trong ngành Marketing? Vậy Pb là gì? Bài viết này, BrandBoost sẽ giới thiệu chi tiết về nghề nghiệp này, hãy cùng khám phá xem Pb có gì hấp dẫn và tại sao bạn nên cân nhắc nó cho con đường sự nghiệp của mình nhé!
Pb là gì?
PB là viết tắt của Promotion Boy, là từ tiếng Anh dùng để chỉ nam giới, những người có ngoại hình ưa nhìn làm công việc như quảng bá sản phẩm, thương hiệu tại các sự kiện, chương trình marketing. Pb đóng vai trò đại diện cho thương hiệu, thu hút sự chú ý của khách hàng và thúc đẩy doanh số bán hàng.
Mô tả công việc của PB
Pb (Promotion Boy) đóng vai trò quan trọng trong việc quảng bá sản phẩm, thương hiệu đến khách hàng tiềm năng, góp phần thúc đẩy doanh số bán hàng. Dưới đây là những vai trò chính của PB:
Đại sứ thương hiệu
Pb là hình ảnh đại diện cho thương hiệu tại các sự kiện, chương trình marketing. Họ cần thể hiện sự chuyên nghiệp, thân thiện và truyền tải thông điệp của thương hiệu một cách hiệu quả. Pb cần có ngoại hình ưa nhìn, phong cách năng động, khả năng giao tiếp tốt và kiến thức về sản phẩm, thương hiệu để có thể thu hút sự chú ý của khách hàng và truyền tải thông điệp một cách hiệu quả.
Người thu hút sự chú ý
Bạn có biết vì sao khi tuyển chọn PB, các nhà tuyển dụng đều yêu cầu về ngoại hình hay không? Bởi vì PB sẽ sử dụng ngoại hình ưa nhìn, phong cách năng động và khả năng giao tiếp tốt để thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng. Họ thường tham gia các hoạt động sôi nổi, tạo bầu không khí vui tươi, náo nhiệt tại sự kiện, thu hút khách hàng tham gia trải nghiệm sản phẩm.
Cung cấp thông tin
Pb sẽ là người cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng, giải đáp thắc mắc và tư vấn mua hàng. Chính vì thế, họ cần có kiến thức về sản phẩm, thương hiệu và kỹ năng giao tiếp tốt để có thể tư vấn khách hàng một cách hiệu quả.
Xem thêm: PG là gì?
Công việc Pb yêu cầu những gì?
Sau khi đọc qua vai trò của Pb, bạn sẽ nghĩ rằng không quá khó để trở thành một Pb. Tuy nhiên, không phải ai cũng phù hợp với công việc này, để trở thành một Pb, trước tiên bạn cần phải đáp ứng một số yêu cầu sau đây:
Ngoại hình
PB thường xuyên xuất hiện trước khách hàng nên cần có ngoại hình ưa nhìn, vóc dáng cân đối, chiều cao từ 1m70 trở lên. Ấn tượng ban đầu đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút sự chú ý của khách hàng, vì thế Pb cần có phong cách thời trang phù hợp, gọn gàng, lịch sự và tạo thiện cảm cho người đối diện.
Kỹ năng
Đáp ứng yêu cầu về ngoại hình thôi vẫn chưa đủ, Pb cần phải trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng bán hàng, kỹ năng tư vấn, kỹ năng tổ chức sự kiện,..để dáp ứng yêu cầu đa dạng của công việc. Bởi vì công việc của PB không chỉ đơn thuần là giới thiệu sản phẩm mà còn bao gồm nhiều hoạt động khác như tư vấn bán hàng, tổ chức sự kiện, chăm sóc khách hàng,…
Xem thêm: Các kỹ năng cần có của một nhân viên tổ chức sự kiện
Kiến thức
Để trở thành Pb chuyên nghiệp, kiến thức là điều không thể thiếu. Pb cần nắm vững những kiến thức vè sản phẩm, thương hiệu, kiến thức về thị trường,…Kiến thức về sản phẩm, thương hiệu là nền tảng giúp Pb tư vấn khách hàng một cách chính xác và hiệu quả.
Pb cần hiểu rõ về tính năng, công dụng, giá cả,… của sản phẩm để có thể giải đáp thắc mắc của khách hàng và thuyết phục họ mua sản phẩm. Kiến thức càng phong phú, Pb càng có thể sáng tạo ra những cách thức quảng bá sản phẩm hiệu quả hơn. Ví dụ, Pb có thể sử dụng kiến thức về thị trường để xác định đối tượng khách hàng tiềm năng và đưa ra chiến lược quảng bá phù hợp.
Phẩm chất
Pb là đại diện cho hình ảnh của doanh nghiệp trước khách hàng. Những phẩm chất tốt của Pb sẽ góp phần tạo dựng hình ảnh chuyên nghiệp, uy tín cho doanh nghiệp. Khách hàng thường có xu hướng quay lại mua hàng ở những nơi có nhân viên phục vụ tốt. Do đó, Pb có phẩm chất tốt sẽ góp phần thu hút và giữ chân khách hàng cho doanh nghiệp.
Một số phẩm chất cần có ở một Pb, bao gồm:
- Năng động, hoạt bát: Pb thường xuyên tham gia các hoạt động sôi nổi, náo nhiệt tại sự kiện nên cần có tinh thần năng động, hoạt bát.
- Chịu áp lực tốt: Pb có thể phải làm việc trong môi trường ồn ào và tiếp xúc với nhiều khách hàng nên cần có khả năng chịu áp lực tốt.
- Chuyên nghiệp: Pb cần luôn giữ thái độ chuyên nghiệp, lịch sự và thân thiện trong suốt thời gian làm việc.
- Ham học hỏi: Pb cần luôn cập nhật kiến thức mới về sản phẩm, thương hiệu, thị trường và kỹ năng nghiệp vụ.
- …
Ưu điểm và nhược điểm khi làm PB
Đối với với ngành nghề nào cũng sẽ có ưu và nhược điểm riêng và với Pb cũng vậy. Bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng những yếu tố này trước khi quyết định theo đuổi nghề nghiệp này. Nếu bạn là người năng động, hoạt bát, có khả năng giao tiếp tốt và thích nghi tốt với môi trường mới thì Pb có thể là một lựa chọn phù hợp cho bạn.
Ưu điểm của PB
- Mức lương hấp dẫn: So với mức lương trung bình, Pb có mức thu nhập khá cao, đặc biệt khi làm việc cho các thương hiệu lớn hoặc tại các sự kiện cao cấp.
- Cơ hội thăng tiến: Trong các công ty lớn, Pb có cơ hội thăng tiến lên các vị trí quản lý như Pb Supervisor, Event Manager,…
- Môi trường làm việc năng động, trẻ trung: Pb thường xuyên được tiếp xúc với nhiều người, tham gia các sự kiện sôi nổi, náo nhiệt, giúp bạn có cơ hội giao lưu, mở rộng mối quan hệ và học hỏi nhiều điều mới.
- Rèn luyện kỹ năng: Công việc Pb giúp bạn rèn luyện nhiều kỹ năng quan trọng như giao tiếp, thuyết trình, tư vấn bán hàng, tổ chức sự kiện,…
- Phát triển bản thân: Làm Pb giúp bạn trở nên tự tin, năng động, hoạt bát và có khả năng thích nghi tốt với môi trường mới.
Nhược điểm của PB
- Công việc vất vả: Pb thường xuyên phải làm việc trong điều kiện khắc nghiệt như nắng nóng, mưa gió, tiếng ồn,…
- Thời gian làm việc không cố định: Pb thường xuyên làm việc vào cuối tuần, ngày lễ và phải di chuyển đến nhiều nơi khác nhau.
- Áp lực công việc cao: Pb cần hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và chịu áp lực từ doanh nghiệp và khách hàng.
- Dễ bị định kiến: Một số người có cái nhìn thiếu thiện cảm về nghề Pb và coi đây là công việc “kém sang”.
- Môi trường cạnh tranh: Ngành nghề Pb có nhiều ứng viên nên bạn cần phải nỗ lực không ngừng để có thể thành công.
Mức lương của PB và cơ hội nghề nghiệp
Nhu cầu tuyển dụng PB luôn cao trong các ngành hàng tiêu dùng, mỹ phẩm, thời trang, điện máy,… bởi đây là kênh marketing hiệu quả giúp thu hút khách hàng và thúc đẩy doanh số bán hàng. Mức lương của PB dao động từ 15 triệu đến 30 triệu đồng/tháng, tùy vào kinh nghiệm, kỹ năng và thương hiệu sản phẩm. So với mức lương trung bình, đây là mức thu nhập khá cao, đặc biệt khi làm việc cho các thương hiệu lớn hoặc tại các sự kiện cao cấp.
Tìm việc PB ở đâu?
Có rất nhiều kênh giúp bạn có thể ứng tuyển vào vị trí Pb một cách dễ dàng, dưới đây BrandBoost sẽ giới thiệu cho bạn một số kênh phổ biến nhé!
Website tuyển dụng
Bạn có thể tìm kiếm công việc trên các website tuyển dụng phổ biến như là TopCV, TalentNet, Ybox, VietnamWorks, Jobstreet, Indeed, CareerBuilder,…Sau đó, truy cập website của các công ty bạn quan tâm và xem mục tuyển dụng để tìm kiếm vị trí Pb phù hợp.
Mạng xã hội
Tham gia các hội nhóm về Pg/Pb trên Facebook, đây là nơi bạn có thể cập nhật thông tin về các vị trí tuyển dụng PB mới nhất, đồng thời giao lưu và học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước. Hoặc có thể theo dõi các fanpage của các công ty, một số công ty thường đăng tin tuyển dụng Pb trên fanpage của họ.
Các công ty tổ chức sự kiện
Bạn có thể liên hệ trực tiếp với các công ty tổ chức sự kiện, nhiều công ty tổ chức sự kiện thường xuyên cần tuyển dụng Pb cho các sự kiện họ tổ chức. Hoặc tham gia các hội chợ việc làm, đây là nơi bạn có thể gặp gỡ trực tiếp các nhà tuyển dụng và ứng tuyển vào các vị trí Pb.
Các trung tâm giới thiệu việc làm
Đăng ký tìm kiếm việc làm tại các trung tâm giới thiệu việc làm, các trung tâm này sẽ hỗ trợ bạn tìm kiếm các vị trí PB phù hợp với nhu cầu và năng lực của bạn. Một số trung tâm giới thiệu việc làm có tổ chức các khóa đào tạo kỹ năng PB, giúp bạn nâng cao kiến thức và kỹ năng để có thể dễ dàng tìm được việc làm.
Kết luận
Nghề PB là một lựa chọn phù hợp cho những bạn trẻ năng động, ngoại hình ưa nhìn và đam mê marketing. Với những nỗ lực và trau dồi không ngừng, bạn hoàn toàn có thể thành công trong lĩnh vực này. BrandBoost chúc bạn thành công nhé!
Tham khảo thêm các bài viết khác:
Sampling là gì? Hướng dẫn cách sampling sản phẩm hiệu quả
MICE là gi? Hình thức du lịch MICE có phổ biến không?
Xin chào, tôi là Lucy Dao, hiện đang là Founder – Nhà sáng lập BrandBoost. Tôi có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực marketing và tổ chức sự kiện.