Minigame là một trong những yếu tố không thể thiếu để tạo nên sự thành công cho một sự kiện. Chúng không chỉ giúp tăng sự tương tác của khách tham dự mà còn mang lại không khí vui nhộn, sôi động. Vậy làm thế nào để thiết kế minigame hiệu quả cho sự kiện của bạn? Hãy cùng BrandBoost tham khảo bài viết dưới đây để có thêm nhiều ý tưởng minigame độc đáo cho sự kiện sắp tới của bạn.
Vai trò của minigame trong tổ chức sự kiện là gì?
Minigame là những trò chơi ngắn, đơn giản nhưng mang lại nhiều niềm vui cho người tham gia. Khi được tích hợp vào chương trình tổ chức sự kiện, minigame không chỉ giúp thu hút sự chú ý của khách mời mà còn tạo không khí vui vẻ, sôi động.
Ngoài ra, minigame cũng là một công cụ hiệu quả để khách tham dự tương tác với thương hiệu, sản phẩm của doanh nghiệp tổ chức sự kiện. Thông qua việc chơi minigame liên quan đến chủ đề sự kiện, khách hàng sẽ dễ dàng ghi nhớ hơn về thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải.
Các loại minigame phù hợp cho sự kiện
Tuỳ vào loại hình sự kiện, đối tượng tham dự, concept sự kiện và mục tiêu truyền thông mà doanh nghiệp muốn đạt được để chọn minigame phù hợp nhất. Có rất nhiều minigame khác nhau có thể tổ chức trong sự kiện và chúng thường thuộc 1 trong 3 nhóm sau:
Minigame truyền thống
Minigame truyền thống thường bao gồm các trò chơi dân gian như câu đố, đố vui, ô chữ, trò chơi bài, trò chơi vận động,…Các trò chơi truyền thống này thường rất quen thuộc, dễ tham gia và tạo không khí vui vẻ, gần gũi. Phù hợp với đối tượng tham dự là người lớn tuổi hoặc những người thích những trò chơi truyền thống.
Minigame điện tử
Các trò chơi trên di động, máy tính như game mobile, game online. Đây là những trò chơi hiện đại, kích thích sự tập trung và tương tác của người tham dự. Phù hợp với đối tượng là giới trẻ, những người ưa thích công nghệ và trò chơi điện tử.
Minigame hiện đại
Các trò chơi được thiết kế dựa trên chủ đề hoặc sản phẩm của sự kiện. Mang tính sáng tạo, độc đáo, tạo ấn tượng mạnh với người tham dự. Có thể kết hợp giữa trò chơi truyền thống và công nghệ hiện đại, phù hợp với những sự kiện muốn tạo dấu ấn riêng, gắn kết với thương hiệu/sản phẩm.
Gợi ý những minigame giúp sự kiện trở nên sôi động, hấp dẫn hơn.
Minigame cho sự kiện online
Giải câu đố trí tuệ trực tuyến (Online Brain Teasers)
Người chơi sẽ được đưa ra các câu đố và thử thách về logic, quan sát, toán học,… Họ phải lần lượt trả lời các câu hỏi trong một khoảng thời gian nhất định. Minigame này có thể thu hút nhiều người tham gia từ khắp nơi, tạo không khí cạnh tranh và tương tác trực tuyến. Nó cũng có thể đánh giá khả năng tư duy nhanh nhạy của người chơi.
Trò chơi Oẳn Tù Tì Trực Tuyến
Người chơi sẽ lựa chọn 1 trong 3 hình ảnh (kéo, búa, bao) để chơi oẳn tù tì với người chơi khác. Người chơi dạng ít hơn sẽ bị loại. Trò chơi đơn giản, dễ chơi, tạo sự cạnh tranh lành mạnh và tương tác giữa người chơi. Phù hợp làm minigame cho các sự kiện online.
Minigame cho sự kiện offline
Minigame đoán từ lên quan đến chủ đề sự kiện
Mục đích của minigame này vừa mag tính giải trí vừa giúp người chơi ghi nhớ thông tin về sự kiện thông qua việc đoán các từ khóa liên quan. Người chơi sẽ được cung cấp các từ gợi ý liên quan đến chủ đề, thương hiệu hay sản phẩm của sự kiện. Họ cần suy luận và đoán ra từ khóa chính xác.
Ví dụ: Trong sự kiện về công nghệ, các từ gợi ý có thể là “màn hình”, “pin”, “camera”… Người chơi cần đoán ra từ khóa liên quan như “smartphone”, “laptop”, “tablet”, v.v.
Lucky draw
Đối với lucky draw, người chơi sẽ tham gia các trò chơi may rủi như quay số, bắn bóng, câu cá… Nếu may mắn, họ sẽ nhận được các phần thưởng hấp dẫn. Ví dụ: Trò chơi quay số may mắn, người chơi quay được số trúng thưởng sẽ nhận được giải thưởng như điện thoại, máy tính bảng, voucher mua sắm, v.v
Minigame đoán ý đồng đội
Minigame này được chơi theo nhóm, với mỗi nhóm từ 4-6 người. Mỗi người trong nhóm sẽ lần lượt được giao một chủ đề hoặc câu hỏi bí ẩn để trả lời. Các thành viên khác trong nhóm sẽ cố gắng đoán xem người đó đang nghĩ về điều gì, dựa trên các manh mối như cử chỉ, lời nói, biểu cảm.
Minigame đoán ý đồng đội phù hợp với nhiều hoạt động team building, hội thảo, hay các sự kiện liên quan đến phát triển kỹ năng mềm.
Minigame cho sự kiện ngoài trời
Minigame tìm đồ vật
Đối với trò chơi này có thể chơi theo cá nhân hoặc theo nhóm tuỳ thuộc vào ban tổ chức. Thông thường MC sự kiện sẽ là người dẫn dắt trò chơi khi bắt đầu MC sẽ gọi tên một đồ vật cần tìm kiếm, và tất cả người chơi sẽ đi tìm trong khoảng thờ gian nhất định.
Ai tìm được nhiều đồ vật nhất trong khoảng thời gian ngắn nhất sẽ chiến thắng. Minigame này thường tổ chức trong các sự kiện như gala dinner, tiệc tất niên, hay tiệc year and party.
Vượt chướng ngại vật
Thiết lập một cấu trúc với các chướng ngại vật khác nhau như rào cản, mương nước, ống trượt, v.v. Người chơi sẽ phải vượt qua các chướng ngại này bằng các kỹ năng như chạy, nhảy, bò, v.v. Có thể thiết lập các vòng thi đấu để xác định người chiến thắng.
Bí quyết thiết kế minigame hiệu quả cho sự kiện
Xác định mục tiêu và đối tượng khách tham dự rõ ràng
Xác định mục tiêu chính của minigame, ví dụ như thu hút khách tham gia, tăng độ nhận diện thương hiệu, hoặc thu thập thông tin khách hàng. Nghiên cứu đối tượng khách hàng mục tiêu, bao gồm độ tuổi, sở thích, nhu cầu, để thiết kế minigame phù hợp.
Ví dụ bạn đang muốn thiết kế minigame cho talkshow về lĩnh vực công nghệ, khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo cho khách mời từ 25-30 tuổi. Họ quan tâm đến các xu hướng mới, muốn học hỏi và trao đổi ý tưởng mới. Qua đó, bạn có thể tổ chức một cuộc thi “Đoán xu hướng công nghệ mới” dành cho khách tham dự để tăng sự thu hút và thúc dảy sự tham gia từ họ.
Lựa chọn loại minigame phù hợp
Lựa chọn loại minigame phù hợp với mục tiêu của sự kiện (tăng nhận diện thương hiệu, tương tác, thu hút khách hàng, v.v.) và đối tượng tham dự sẽ giúp đạt được mục tiêu một cách hiệu quả hơn. Minigame nên được thiết kế gắn kết với chủ đề, sản phẩm hoặc thương hiệu của sự kiện, điều này sẽ giúp tăng cường sự nhận diện, liên tưởng và ghi nhớ về thương hiệu trong tâm trí người chơi.
Ví dụ đối với minigame cho workshop, bạn có thể tổ chức các trò chơi như là trò chơi xếp hình liên quan đến chủ đề hoặc là đoán tên các thương hiệu,…
Thiết kế cơ chế chơi đơn giản nhưng hấp dẫn
Cơ chế chơi nên đơn giản, dễ hiểu và không quá phức tạp, tích hợp yếu tố thương hiệu, sản phẩm để tăng độ nhận diện và tương tác.
Sử dụng các hiệu ứng âm thanh, hình ảnh, hoặc tương tác để thu hút người chơi.
Xây dựng hệ thống phần thưởng hấp dẫn
Thiết kế các phần thưởng, quà tặng, hấp dẫn để thu hút được sự tham gia của người tham dự. Phần thưởng nên liên quan đến sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu của doanh nghiệp và trao giải thưởng công khai để tạo sự hứng khởi cho người chơi.
Kết luận
Để thiết kế minigame sự kiện thành công, doanh nghiệp cần xác định rõ mục tiêu, đối tượng khách hàng, nội dung và cách thức triển khai phù hợp. Một minigame hấp dẫn, đạt được mục tiêu đề ra sẽ giúp tăng sự tương tác, tiếp cận khách hàng và có thể mang lại kết quả kinh doanh tích cực.
Với những thông tin và ví dụ cụ thể được chia sẻ trong bài viết, hy vọng doanh nghiệp sẽ có thêm những gợi ý hữu ích để tổ chức những minigame ấn tượng cho sự kiện sắp tới.
Xin chào, tôi là Lucy Dao, hiện đang là Founder – Nhà sáng lập BrandBoost. Tôi có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực marketing và tổ chức sự kiện.