Từ lâu POSM đã trở thành một trong những hình thức quảng cáo, marketing sản phẩm/dịch vụ được nhiều doanh nghiệp, đơn vị áp dụng. Chắc hẳn trong tất cả các bạn đọc bài viết này ai cũng một lần được nghe về thuật ngữ POSM nhưng ít ai trong chúng ta có thể hiểu rõ về khái niệm này. Vậy cụ thể POSM nghĩa là gì ? Bài viết này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về POSM và các loại hình POSM phổ biến hiện nay.
POSM là gì?
POSM là từ viết tắt, tên đầy đủ của nó là Point of Sale Marketing hay Point of Sale Materials. Nó được các thương hiệu sử dụng để truyền tải thông điệp hoặc truyền đạt thông tin tới người tiêu dùng tại điểm bán hàng.
POSM không chỉ được sử dụng ở các cửa hàng tạp hóa và cửa hàng truyền thống. Các sự kiện thương mại, triển lãm và phòng trưng bày bán lẻ cũng là những ví dụ hoàn hảo về việc những kỹ thuật này có thể biến đổi hoạt động kinh doanh của bạn như thế nào. Tùy thuộc vào những gì bạn muốn bán, ngân sách của bạn và loại chiến dịch bạn muốn triển khai, có rất nhiều tài liệu về điểm bán hàng để bạn lựa chọn.
POSM thường được áp dụng trong các chiến dịch tiếp thị Below the Line (BTL). Hoạt động tiếp thị của BTL tập trung và nhắm đến một phân khúc người dùng cụ thể – ví dụ: thả tờ rơi ở một khu vực cụ thể hoặc treo biểu ngữ ở bến xe buýt.
Mục đích của việc sử dụng POSM trong marketing là gì ?
Mục đích của các POSM (Point of Sale Materials) rất đơn giản và dễ hiểu. Chúng là những công cụ trưng bày hiệu quả, trực tiếp tác động đến thị giác của người tiêu dùng, từ đó tạo ra sự thu hút nhanh chóng. Điều này khiến cho POSM trở thành một công cụ truyền thông quan trọng trong ngành tổ chức sự kiện và hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) – một lĩnh vực mà quyết định mua hàng thường thay đổi linh hoạt dưới tác động của nhiều yếu tố.Tác dụng của POSM không thể phủ nhận. Hiệu quả của chúng được thể hiện qua các điểm sau:
Tăng nhận thức về thương hiệu và khả năng hiển thị cho doanh nghiệp: Poster, banner, và các loại POSM khác được sử dụng để thu hút khách hàng đến với sản phẩm hoặc chương trình khuyến mãi. Logo, màu sắc, slogan của thương hiệu có thể được in trên POSM để tăng khả năng nhận biết và gợi nhớ thương hiệu.
Tăng doanh số bán hàng: Bằng việc tăng nhận thức của thương hiệu và push sale tại điểm bán, POSM có thể hỗ trợ tăng trưởng doanh số bán hàng bằng cách làm nổi bật các sản phẩm hoặc ưu đãi cụ thể và lôi kéo khách hàng mua hàng.
Thông báo cho khách hàng: Khách hàng có thể tìm hiểu thông tin quan trọng về sản phẩm, chẳng hạn như đặc điểm, ưu điểm và giá cả của sản phẩm thông qua tài liệu POS.
Sự khác nhau của POSM, POS display, POP display
Có thể bạn đã từng nghe nói POP dislay và POS display nhưng chưa bao giờ thực sự biết sự khác biệt của chúng? Để làm được điều đó, đầu tiên, hãy đến với phần khái niệm.
POP, POS là gì?
Theo Investopidia – website tài chính hàng đầu hiện nay thì, POP – Point of Purchase (điểm mua hàng) là một thuật ngữ được các marketer và nhà bán lẻ sử dụng khi lập kế hoạch bố trí các sản phẩm tiêu dùng, chẳng hạn như trưng bày sản phẩm được đặt một cách logic ở lối đi của cửa hàng tạp hóa hoặc được quảng cáo trên tờ rơi hàng tuần.
Trong khi đó, POS hay Point of sale, là thời điểm mà khách hàng mua và thanh toán sản phẩm, chẳng hạn như trên trang web hoặc khi thanh toán tại cửa hàng. POP là khu vực bao quanh POS, nơi khách hàng thường xuyên bắt gặp các hoạt động khuyến mại hoặc sản phẩm khác.
Như vậy, chúng ta đã có khái niệm, vậy sự khác nhau của chùng là gì? Theo Forbes – POP (Point Of Purchase) Vs. POS (Point Of Sale): What’s The Difference?, POP và POS có 3 điểm khác nhau, bao gồm:
Experience vs. Perspective (trải nghiệm và quan điểm)
POP đề cập đến trải nghiệm mua sắm dưới quan điểm của khách hàng hoặc người tiêu dùng. Theo định nghĩa rộng nhất, POP có thể bao gồm toàn bộ cửa hàng và mọi thứ bên trong cũng như mọi thứ được đặt bên ngoài để thu hút khách hàng. Sản phẩm, trưng bày, tổ chức cửa hàng và bất kỳ thứ gì có thể khuyến khích người tiêu dùng mua hàng đều có thể là một phần của POP.
Mặt khác, POS thường được đề cập từ góc độ doanh nghiệp. Điều này được phản ánh ở chỗ POS mô tả một trong những thời điểm quan trọng nhất đối với doanh nghiệp: thời điểm xử lý giao dịch bán hàng. Trong khi khách hàng có xu hướng nhớ đến cửa hàng nhiều hơn vì trải nghiệm họ đã có ở đó thì đối với doanh nghiệp, điểm mấu chốt được xác định bởi việc mua hàng có được thực hiện hay không.
- Agenda là gì? Cách xây dựng agenda cho công việc hiệu quả
- Timeline là gì? 3 website tạo mẫu timeline hoàn toàn miễn phí
Marketing vs. System
POP cũng có thể có nghĩa là POP marketing. Động lực chính để các doanh nghiệp sử dụng POP marketing là khuyến khích khách hàng mua sắm ngẫu hứng và thu hút sự chú ý đến các thương hiệu hoặc sản phẩm mà lẽ ra không được chú ý.
POS System là bất kỳ công nghệ hoặc phần mềm nào được sử dụng trong quá trình giao dịch. Điều này bao gồm công nghệ như đầu đọc thẻ, máy quét và mã vạch, cũng như khả năng quản lý hàng tồn kho và xử lý thanh toán của hệ thống. Hệ thống POS thường không được sử dụng để tiếp thị nhưng có thể phân tích kết quả của các nỗ lực marketing dựa trên báo cáo bán hàng theo thời gian thực.
Location (phạm vi)
Theo định nghĩa, POP có thể đề cập đến toàn bộ cửa hàng hoặc bất kỳ màn hình và quảng cáo nào nằm rải rác khắp nơi xung quạnh cửa hàng. POS bị hạn chế hơn về phạm vi của nó và hầu như chỉ đề cập đến việc mua sản phẩm hoặc quy trình xung quanh việc mua hàng (ví dụ: xếp hàng chờ ở quầy thanh toán).
Vậy POSM thì sao? POSM bao gồm POS và POP. Đây là cách phân loại cơ bản nhất mà bạn có thể tìm được trong marketing. Tuy nhiên, trên thực tế, cũng có người gọi nó là POPM – Point of Purchase Materials. Điều này là do phạm vi của POP lớn hơn so với POS và nhấn mạnh chữ PURCHASE hơn là SALE.
Các loại POSM phổ biến hiện nay
Hiện nay POSM xuất hiện dưới muôn hình vạn trạng và đa dạng, phong phú hơn bạn tưởng rất nhiều, nhưng dựa vào mục đích sử dụng và ứng dụng của POSM ta có thể phân thành các loại thường được sử dụng như sau:
- Backdrop
- Standee
- Poster
- Banner
- Photo booth
- Các loại khác
Backdrop
Backdrop là 1 dạng POSM trong sự kiện, có thể hiểu Backdrop một phần của cài đặt sân khấu hoặc không gian sự kiện, được sử dụng để tạo ra một không gian đặc biệt hoặc phông nền cho sự kiện. Thường đặt phía sau sân khấu hoặc trong không gian sự kiện, backdrop được làm bằng các vật liệu như vải, giấy, nhựa hoặc composite. Chúng có thể được in hoặc vẽ để tạo ra các hình ảnh, cảnh quan hoặc thông điệp riêng biệt.
Backdrop thường được sử dụng trong các dịp như buổi hòa nhạc, buổi trình diễn, hội thảo hay hội chợ thương mại hoặc trong các bức ảnh chụp hình. Còn trong sự kiện, backdrop khai trương và backdrop dùng cho sự kiện ngoài trời là những loại phổ biến nhất. Chức năng chính của backdrop là tạo ra một không gian hoặc bối cảnh đặc biệt, nhằm tăng thêm sự ấn tượng và hiệu ứng cho sự kiện.
Xem thêm: 30 Mẫu backdrop sự kiện đẹp, ấn tượng nhất năm 2024
Kích thước backdrop phổ biến:
- Kích thước backdrop sinh nhật: 1.5 x 2.5 m
- Kích thước backdrop chụp hình tiệc cưới: 4 x 2.5m; 2.2 x 2.8m; 3 x 4m.
- Kích thước backdrop sân khấu: 2.5 x 2.2 m.
- Kích thước backdrop ngoài trời: 3 x 2m, 4 x 2.8m, 5 x 3m.
- Kích thước backdrop bóng đá: 5 x 3m, 6 x 2m, 6 x 4m; 4 x 2m; 10 x 5m.
Standee
Có nhiều thuật ngữ khác nhau để chỉ standee như Standy, kệ X, giá chữ X, và đây là một dạng quảng cáo rất giống với poster nhưng có kích thước lớn hơn. Standee là loại hình POSM khá phổ biến thường có các kích thước phổ biến như 0.6 x 1.6m, 0.8 x 1.8m và thường được trang bị với giá hoặc khung đỡ.
Loại hình POSM này thường được sử dụng trong các chiến dịch sampling sản phẩm hoặc hội nghị triển lãm, hội thảo,… So với việc sử dụng banner quá lớn hoặc poster phức tạp, standee nhẹ nhàng và dễ dàng vận chuyển hơn, điều này làm cho chúng trở thành sự lựa chọn phổ biến cho các sự kiện, gian hàng trưng bày và triển lãm.
Xem thêm: Standee là gì?
Poster
Poster là một loại tài liệu trình bày thông tin, thường được in trên giấy hoặc bề mặt phẳng khác. Nó được sử dụng để quảng bá, giáo dục hoặc thông tin về một sự kiện, sản phẩm, hoặc ý tưởng. Với tính đơn giản và hiệu quả của nó, poster thường được sử dụng trong các triển lãm, hội chợ, hoặc trường học.
Banner
Một trong những POSM không thể thiếu – banner. Đây là một dạng của biểu ngữ hoặc biển quảng cáo được sử dụng để quảng bá cho một sự kiện cụ thể nào đó. Thông thường, banner sự kiện được thiết kế đặc biệt để chứa thông tin về sự kiện như tên sự kiện, ngày, giờ, địa điểm, và bất kỳ thông tin quan trọng nào khác mà tổ chức muốn khán giả biết.
Banner thường được đặt tại các điểm đắc địa để thu hút sự chú ý của người đi qua, như trên các tuyến đường chính, tại cửa ra vào của các cơ sở tổ chức sự kiện, hoặc ở các điểm giao thông công cộng. Banner có thể được làm bằng vải, nhựa, giấy hoặc các vật liệu khác, và thường được treo hoặc đặt ở vị trí dễ thấy và dễ tiếp cận. Điều quan trọng là banner sự kiện thường được thiết kế để thu hút sự chú ý và tạo ra ấn tượng tốt đẹp về sự kiện mà nó quảng bá.
Xem thêm: 30 mẫu banner sự kiện hoành tráng, ấn tượng và thu hút
Booth
Một trong những loại hình POSM không thể thiếu trong lĩnh vực sự kiện – photo booth thường là một khu vực được thiết kế với hình dáng và trang trí đặc biệt, với ánh sáng phù hợp và một bộ sưu tập đa dạng các phụ kiện như kính, nón, cà vạt, và biểu ngữ. Khách mời tham dự sự kiện có thể tự do vào góc chụp ảnh này để chụp ảnh và tạo ra những kỷ niệm vui vẻ.
Photo booth thường đi kèm với một máy ảnh tự động và một máy in ảnh để người tham dự có thể chụp và nhận được ảnh lưu niệm ngay tại chỗ. Một số dịch vụ cung cấp cả các tùy chọn để chia sẻ ảnh trực tuyến thông qua mạng xã hội sau khi chụp. Dạng POSM này đã trở thành một phần phổ biến trong các sự kiện như đám cưới, tiệc sinh nhật, hội chợ thương mại, và các buổi tiệc cùng nhau khác, bởi nó mang lại không gian giải trí thú vị và tạo ra những hình ảnh độc đáo để lưu giữ kỷ niệm của sự kiện.
Xem thêm: Booth là gì? 30 Mẫu booth ấn tượng, thu hút nhất
Các loại khác
Để liệt kê đầy đủ các loại hình POSM, có lẽ sẽ mất một khoản thời gian khá dài, cho nên, BrandBoost xin phép được gộp các loại khác vào 1 phần để có thể trình bày sâu hơn. Trong phần này, sẽ có 2 phần chính được trình bày, bao gồm: POSM cho sự kiện và các loại POSM không phổ biến khác.
Đối với lĩnh vực tổ chức sự kiện, POSM sẽ bao gồm những loại sau (không tính những loại đã trình bày ở bên trên):
- Thiệp mời sự kiện
- Vòng tay sự kiện
- Khung check in sự kiện
Các loại khác bao gồm:
- Wobblers
- Displays
- Shelf communication
- Brand shelf
- Waste container
- End Caps
- Leaflets
- Sticker
- Display stands
- Floor designs
- Handheld POS
- Danglers
- Bunting
Cách thiết kế POSM hiệu quả
Cách phân biệt có rồi, POSM bao gồm những gì cũng có rồi? Vậy làm sao để thiết kế POSM một cách hiệu quả? Dưới đây là 3 cách bạn có thể áp dụng để đưa các chất liệu đến gần hơn với người tiêu dùng:
Vị trí đặt POSM
Khi tìm hiểu về POSM là gì, bạn sẽ khám phá nhiều ứng dụng cũng như các phương tiện được coi là POSM marketing. Mục tiêu chính của POSM là hỗ trợ cho các hoạt động quảng bá và xây dựng thương hiệu, do đó, vị trí đặt POSM đóng vai trò vô cùng quan trọng. Mỗi loại POSM có thể có vị trí đặt khác nhau tương ứng. Tuy nhiên, mọi loại POSM đều cần đảm bảo nằm trong tầm nhìn của khách hàng, không bị che khuất. Ngoài ra, bạn có thể thay đổi vị trí đặt POSM thường xuyên (từ 3 – 4 lần/tháng) để tạo sự mới mẻ và thu hút ánh nhìn từ người tiêu dùng.
POSM marketing chủ yếu được sử dụng để giới thiệu sản phẩm, xác định vị thương hiệu, và truyền tải thông điệp và các chương trình ưu đãi. Tuy nhiên, để thu hút khách hàng từ lần đầu tiên và ghi nhớ lâu dài, thông điệp truyền đạt cần phải ngắn gọn, dễ hiểu, và đặc biệt là sáng tạo.
Thông điệp POSM
Thông điệp của POSM có thể được thể hiện thông qua hình ảnh, tagline hoặc slogan được đặt trực tiếp trên tài liệu để tạo ra ấn tượng tích cực đối với đúng phân khúc khách hàng mục tiêu. Sự sáng tạo trong việc thiết kế và trình bày POSM có thể là yếu tố quyết định giữa việc thu hút sự chú ý của khách hàng và bị bỏ qua.
Ví dụ, việc sử dụng hình ảnh mạnh mẽ hoặc một câu khẩu hiệu độc đáo có thể kích thích sự tò mò và sự quan tâm từ phía khách hàng. Sự sáng tạo cũng có thể được thể hiện thông qua việc áp dụng các kỹ thuật thiết kế độc đáo, sử dụng màu sắc và font chữ phù hợp, hoặc thậm chí là việc tạo ra các trải nghiệm tương tác độc đáo cho khách hàng khi tiếp cận POSM.
Tóm lại, sự sáng tạo trong việc truyền đạt thông điệp POSM không chỉ giúp thu hút sự chú ý của khách hàng mục tiêu mà còn giúp tạo ra một ấn tượng sâu sắc và ghi nhớ lâu dài về sản phẩm và thương hiệu.
Màu sắc của POSM
Màu sắc trong POSM (Point of Sale Materials) đóng vai trò quan trọng trong việc thiết kế, vì các màu sắc nổi bật với độ tương phản cao thường có sức hấp dẫn mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, việc sử dụng màu sắc cần phải phù hợp và đồng nhất với bộ nhận diện thương hiệu để khách hàng dễ dàng nhận biết.
Trong bất kỳ thiết kế nào, không chỉ trong POSM, màu sắc chủ đạo đều đóng một vai trò quan trọng, vì nó ảnh hưởng đến khả năng thu hút và kích thích cảm xúc của khách hàng. Màu sắc có thể truyền đạt thông điệp của thương hiệu và tạo ra một ấn tượng mạnh mẽ.
Việc chọn màu sắc phù hợp cho POSM cũng cần xem xét đến ngữ cảnh sử dụng và đối tượng mục tiêu của sản phẩm hoặc dịch vụ. Ví dụ, màu sắc sáng có thể thu hút sự chú ý của khách hàng trong một môi trường mua sắm sôi động, trong khi màu sắc tối có thể tạo ra một cảm giác sang trọng và đẳng cấp.
Kết Luận
Trên cơ sở những thông tin trên, ta có thể kết luận rằng POSM (Point of Sale Materials) không chỉ là những công cụ truyền thông quan trọng mà còn là một phần không thể thiếu trong chiến lược marketing của các doanh nghiệp. Việc sử dụng POSM không chỉ giúp tăng cường nhận diện thương hiệu mà còn kích thích hành vi mua sắm của khách hàng và tiết kiệm chi phí quảng cáo.
Với sự đa dạng và phong phú trong các loại hình và ứng dụng, POSM đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra trải nghiệm mua sắm độc đáo và ấn tượng cho khách hàng, đồng thời góp phần vào việc xây dựng và phát triển thương hiệu.
Xin chào, tôi là Lucy Dao, hiện đang là Founder – Nhà sáng lập BrandBoost. Tôi có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực marketing và tổ chức sự kiện.