Bạn có bao giờ thắc mắc tại sao các MC trong sự kiện, đám cưới lại có thể nói trôi chảy, cuốn hút đến thế chưa? Đó là tác dụng của việc lên kịch bản MC chuẩn chỉnh. Trong quy trình tổ chức sự kiện, bước lên kịch bản MC đóng vai trò quan trọng quyết định toàn bộ sự kiện có diễn ra tốt đẹp hay không. Vậy kịch bản MC (MC Script) là gì? Hãy cùng BrandBoost tìm hiểu ngay sau đây.
Kịch bản MC là gì?
Kịch bản MC – Tiếng Anh là MC Script (Master of Ceremonies), đây là một tài liệu hoặc kế hoạch sắp xếp các hoạt động và sự kiện trong một buổi lễ, hội nghị, chương trình truyền hình hoặc bất kỳ dịp chính trị, giải trí nào khác mà MC phải dẫn dắt. Kịch bản MC thường chứa các phần sau:
- Giới thiệu: MC giới thiệu bản thân và giải thích vai trò của mình trong sự kiện. Thông tin này thường bao gồm tên, kinh nghiệm và mục tiêu chính của buổi lễ.
- Chào mừng khán giả: MC chào mừng và cảm ơn khán giả đã tham gia. Thông qua lời chào này, MC thường cố gắng tạo một không khí thoải mái và tạo sự kết nối với khán giả.
- Lịch trình sự kiện: Kịch bản MC phải chứa thông tin chi tiết về thứ tự và nội dung của các phần khác nhau trong chương trình. Điều này giúp MC biết khi nào phải diễn thuyết, giới thiệu diễn giả, thông báo các hoạt động và chuyển tiếp giữa các phần.
- Các diễn giả và khách mời: Kịch bản MC thường cung cấp thông tin về các diễn giả và khách mời có mặt trong sự kiện. Điều này giúp MC biết cách giới thiệu và tôn trọng danh dự của từng người.
- Các thông báo và quảng cáo: Kịch bản MC có thể chứa các thông báo quan trọng, quảng cáo hoặc tin tức liên quan đến sự kiện hoặc các đối tác, nhà tài trợ.
- Kỹ năng giao tiếp: Kịch bản MC có thể bao gồm các mẫu câu, lời chúc, câu đố hoặc trò chơi để MC tạo sự tương tác với khán giả và duy trì sự hứng thú.
- Kết thúc: Kịch bản MC cũng cung cấp hướng dẫn cho việc kết thúc buổi lễ hoặc chương trình. MC có thể kết thúc bằng một lời cảm ơn, lời chúc tốt đẹp hoặc một tuyên bố cuối cùng.
- …
Kịch bản MC không chỉ giúp MC thực hiện sự kiện một cách suôn sẻ mà còn đảm bảo tính chuyên nghiệp và sắp xếp tốt cho buổi lễ hoặc chương trình.
Lợi ích của việc lên MC script
Đương nhiên, MC Script rất quan trọng. Trong bài viết chi tiết về Event Management là gì?, BrandBoost đã viết rõ việc xây dựng kịch bản MC thuộc bước 3 – Event planning trong quy trình tổ chức sự kiện. Vậy, lợi ích nó mang lại là gì?
Chuẩn bị tốt hơn: Bằng cách lên kịch bản trước, MC có thể chuẩn bị sẵn sàng cho sự kiện một cách tử tế. Kịch bản giúp MC biết được lịch trình, thông tin chi tiết về các phần trong chương trình và nội dung cần truyền đạt. Điều này giúp MC tự tin hơn và tránh những tình huống không mong muốn.
Sắp xếp thời gian hiệu quả: Một kịch bản chi tiết giúp MC biết được thời gian mỗi phần trình diễn, phát biểu hay trò chuyện. Điều này giúp MC điều chỉnh timeline và đảm bảo sự kiện diễn ra suôn sẻ, không bị kéo dài quá thời gian hoặc gấp gáp.
Đảm bảo sự thông suốt và mạch lạc: Kịch bản giúp MC tổ chức các phần trong sự kiện theo một trình tự hợp lý. MC có thể xây dựng được một câu chuyện liên kết các phần trình diễn và nội dung một cách mạch lạc. Điều này tạo ra trải nghiệm tốt hơn cho khán giả và giúp sự kiện trở nên hấp dẫn hơn.
Truyền đạt thông tin chính xác: Việc nắm bắt các thông tin có sẵn trong kịch bản cho phép MC chuẩn bị trước các thông tin quan trọng mà họ cần truyền đạt cho khán giả. MC có thể nắm vững thông tin về khách mời, nội dung chương trình, các thông báo quan trọng và tài liệu khác để truyền đạt một cách chính xác và rõ ràng.
Đối phó tốt hơn với tình huống không mong muốn: Có thể nói script giống như một kịch bản nền cho toàn bộ sự kiện vậy, nó giúp họ tự tin và linh hoạt đối phó với các tình huống không mong muốn. Nếu có sự cố xảy ra hoặc lỗi kỹ thuật, MC có thể sử dụng kịch bản để điều chỉnh và tiếp tục sự kiện một cách mượt mà.
Tạo dựng hình ảnh chuyên nghiệp: Kịch bản giúp MC trở thành một người dẫn chương trình chuyên nghiệp và chính xác. Khả năng tự tin và kiểm soát được tạo ra bởi việc lên kịch bản sẽ tạo ấn tượng tốt đối với khán giả và các đối tác tham gia.
3 loại MC script phổ biến
Kịch bản dành cho MC cũng có nhiều loại khác nhau tùy thuộc vào hình thức sự kiện. Dưới đây là 3 loại kịch bản phổ biến nhất mà bạn có thể dễ dàng bắt gặp trong quá trình làm việc cũng như học tập.
Kịch bản MC đám cưới
Như tên gọi của nó, kịch bản này được sử dụng trong các buổi lễ cưới. Nhiệm vụ chính của MC là tạo ra một không gian ấm cúng và lãng mạn, giúp các khách mời tham gia vào các hoạt động và chương trình trong suốt đám cưới. Kịch bản MC đám cưới thường sẽ đơn giản hơn các loại khác, nó chỉ bao gồm các phần cơ bản như giới thiệu các thành viên trong gia đình, bạn bè, những câu chuyện về cặp đôi, các trò chơi và các điểm nhấn khác trong lễ cưới.
Kịch bản MC sự kiện
Đối với ngành sự kiện, có rất nhiều mảng nhưng ở đây, BrandBoost sẽ chỉ đưa ra 2 loại là sự kiện doanh nghiệp và sự kiện giải trí thôi nhé. Đối với loại phổ biến nhất với công chúng – sự kiện giải trí, thông thường chương trình sẽ rất ít xuất hiện MC mà sẽ dành nhiều thời gian vào các hoạt động khác như âm nhạc, tương tác của người nổi tiếng với khán giả,… MC vẫn sẽ có nhưng chỉ làm những phần cực kỳ đơn giản như quảng cáo cho đơn vị tài trợ, giới thiệu tiết mục tiếp theo,…
Sự kiện doanh nghiệp thì ngược lại. Lúc này, MC phải giao tiếp rất nhiều vì đây là phương tiện chính để có thể truyền tải thông điệp. Một vài loại sự kiện doanh nghiệp – business event phổ biến có thể kể đến như:
- Lễ kỷ niệm thành lập công ty
- Lễ khai trương doanh nghiệp
- Lễ khởi công, động thổ
- Lễ khánh thành dự án
- Hội nghị
- Lễ ra mắt sản phẩm, thương hiệu mới
Kịch bản MC sự kiện thường bao gồm giới thiệu các diễn giả, lịch trình sự kiện, hướng dẫn cho khán giả về quy tắc tham dự và thực hiện các hoạt động như trò chơi, phiên hỏi đáp, trao giải,…
Kịch bản MC dẫn chương trình
Trước khi vào loại này, chúng ta phải làm rõ chương trình ở đây sẽ thuộc phạm trù trên truyền hình, gameshow giải trí và talkshow thôi nhé. Kịch bản MC dẫn chương trình là công cụ hỗ trợ quan trọng để MC có thể dẫn dắt chương trình một cách chuyên nghiệp và hiệu quả. Tuy nhiên, ngoài kịch bản, MC cũng cần linh hoạt và sẵn sàng thích ứng với tình huống và tương tác với khán giả để tạo ra một trải nghiệm thú vị và đáng nhớ cho mọi người.
Hướng dẫn cách viết kịch bản MC cuốn hút, hiệu quả
Sau khi cùng đội ngũ của BrandBoost viết hàng trăm MC script cho các sự kiện lớn nhỏ, chúng tôi đúc kết ra rằng một kịch bản luôn trải qua 5 bước tương đương với 5 giai đoạn, bao gồm:
- Xác định mục tiêu
- Lên form viết kịch bản
- Bắt đầu viết lời thoại
- Thực hành và chỉnh sửa cho phù hợp
- Ưu tiên tính linh hoạt
Xác định mục tiêu
Trước khi bắt đầu viết kịch bản, bạn cần biết mục đích của sự kiện là gì? đối tượng mục tiêu – target audience của bạn là ai? Những điểm chính bạn muốn truyền đạt là gì? Bạn muốn khán giả của mình cảm nhận và phản ứng như thế nào? Xác định mục tiêu sẽ giúp bạn định hình được giọng điệu, phong cách và nội dung của toàn bộ kịch bản.
Lên form viết kịch bản
Một kịch bản MC hay có cấu trúc rõ ràng, có thể dẫn dắt khán giả xuyên suốt sự kiện. Bạn có thể sử dụng công thức đơn giản mà lại vô cùng hiệu quả là: Mở bài – Thân bài – Kết bài.
Phần mở bài của bạn phải thu hút được sự chú ý của khán giả, giới thiệu bản thân và sự kiện cũng như đặt ra những kỳ vọng. Phần thân nên liên kết các phần khác nhau của sự kiện, giới thiệu và cảm ơn các diễn giả, đồng thời nêu bật những điểm chính. Phần kết sẽ dùng để tóm tắt những điểm chính, cảm ơn khán giả và ban tổ chức, đồng thời kết thúc bằng lời kêu gọi hành động hoặc một câu trích dẫn đáng nhớ.
Bắt đầu viết lời thoại
Hãy nhớ, kịch bản MC không phải là một bài phát biểu trang trọng mà là một cuộc trò chuyện với khán giả. Vậy bạn muốn giọng nói tự nhiên, thân thiện và tự tin hay sẽ nhàm chán, cứng nhắc theo kịch bản? Để có thể viết kịch bản như một cuộc “giao tiếp bình thường”, hãy cố gắng sử dụng những ngôn ngữ đơn giản và rõ ràng, tránh những từ ngữ địa phương và sáo rỗng, đồng thời sử dụng sự hài hước khi thích hợp. Bạn cũng có thể sử dụng các câu hỏi tu từ, giai thoại và trích dẫn để thu hút khán giả và khiến họ cảm thấy mình là một phần của kịch bản.
Thực hành và chỉnh sửa cho phù hợp
Viết lời thoại xuất sắc thôi là chưa đủ, bạn còn cần phải tự mình thực hành đọc thành tiếng và chỉnh sửa nó. Đọc to kịch bản sẽ giúp bạn xác định được bất kỳ lỗi nào đang tồn đọng trong script. Bạn cũng có thể tự ghi âm và chia sẻ cho đồng nghiệp để họ có thể đánh giá và kiểm tra văn phong giúp bạn. Hãy làm đi làm lại nhiều lần cho đến khi hài lòng với nó.
Tips: Ưu tiên tính linh hoạt
Đây có thể không nằm trong quy trình, nhưng đây lại là một tip quan trọng trong việc MC đã đứng trên sân khấu. Đừng bao giờ quên, ngay cả khi bạn có một kịch bản MC xuất sắc, bạn vẫn có thể gặp phải những tình huống hoặc vấn đề trong quá trình diễn ra sự kiện. Bạn cần phải linh hoạt và thích nghi thật nhanh để đối phó với chúng.
Bạn có thể làm bất cứ thứ gì, ví dụ như ứng biến, điều chỉnh hoặc bỏ qua một số phần trong kịch bản tùy theo hoàn cảnh (nhưng điều kiện là phải phù hợp). Bạn cũng có thể cần phải phản ứng lại với tâm trạng, các ý kiến hoặc câu hỏi của khán giả. Bạn phải luôn có một kế hoạch dự phòng, một kịch bản dự phòng hoặc một số tài liệu bổ sung trong trường hợp có sự cố xảy ra.
Viết một kịch bản MC hay cần có thời gian, công sức và sự sáng tạo. Nhưng nó cũng mang lại cho bạn một sự kiện thành công và thỏa mãn. Hãy làm theo những lời khuyên này và bạn sẽ có thể viết một kịch bản dẫn chương trình tuyệt vời, gây ấn tượng với khán giả.
Mẫu MC Scipt đầy đủ và chi tiết nhất
Tải mẫu kịch bản MC Tiếng Việt ngay TẠI ĐÂY (File Pdf – lễ ra mắt sản phẩm mới)
Mẫu kịch bản MC song ngữ (Studocu).
Mẫu kịch bản MC tiếng Anh (Issuu).
Kết luận
Kịch bản MC luôn là một trong những thành phần quan trọng nhất quyết định đến toàn bộ quá trình diễn ra sự kiện, chương trình,… Vì vậy, khi lên một kịch bản hoàn chỉnh, hãy nhớ follow theo 5 bước và 1 tips mà BrandBoost đã chia sẻ với các bạn. Nó sẽ không khiến bạn thất vọng đâu. Còn bây giờ thì, xin chào và hẹn gặp lại.
Xin chào, tôi là Lucy Dao, hiện đang là Founder – Nhà sáng lập BrandBoost. Tôi có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực marketing và tổ chức sự kiện.